Các bệnh đường ruột ở gà – Triệu chứng và các cách điều trị hiệu quả mà người nuôi không nên bỏ qua

Các bệnh đường ruột ở gà - Triệu chứng và các cách điều trị

Đường ruột là một trong các cơ quan nội tạng có vai trò quan trọng đối với cơ thể gà. Nếu gà bị bệnh liên quan đến đường ruột mà người nuôi không biết và chữa trị kịp thời thì sẽ có rất nhiều hậu quả có thể xảy ra. Các bệnh đường ruột ở gà cũng gây ra nhiều tổn thất cho kinh tế của người chăn nuôi.

Do đó mà qua bài viết này, Trại gà chọi sẽ nêu rõ nguyên nhân, triệu chứng của các bệnh đường ruột ở gà. Ngoài ra chúng tôi cũng không quên liệt kê chi tiết các cách phòng và điều trị bệnh cho gà cực kỳ hiệu quả, mọi người cùng tham khảo ngay dưới đây nhé!

Các bệnh đường ruột ở gà thường xuyên gặp phải

Trong quá trình phát triển và trưởng thành của gà, chúng sẽ thường xuyên mắc phải các bệnh liên quan đến đường ruột. Những bệnh này sẽ có những đặc điểm riêng biệt, không có bệnh nào giống nhau. Các bệnh đường ruột ở gà đều sẽ gây ảnh hưởng đến chúng và khiến cho gà bị suy yếu, kiệt sức và còi cọc, chậm lớn. Người nuôi nên chú ý và chữa trị kịp thời cho gà để tránh thiệt hại nhiều nhất có thể.

Các bệnh đường ruột gà thường gặp phải như là: bệnh viêm ruột hoại tử, bệnh thương hàn ở gà, bệnh cầu trùng, bệnh ecoli ở gà, sun gián,…

Tùy vào từng bệnh sẽ có các nguyên nhân cũng như triệu chứng khác nhau. Dưới đây Trại gà chọi sẽ nêu chi tiết những điều đó, cùng đọc tiếp nhé!

Nguyên nhân và triệu chứng của từng bệnh

Như đã nói ở trên, các bệnh đường ruột ở gà sẽ gây ảnh hưởng rất nhiều đến sự phát triển của chúng. Do đó mà người nuôi cần tìm ra nguyên nhân, triệu chứng của bệnh để có thể điều trị cho gà một cách tốt nhất.

Gà bị đường ruột do bệnh viêm ruột hoại tử

Bệnh viêm ruột hoại tử ở gà do vi khuẩn Clostridium perfringens type C (Gram +) gây ra. Bệnh này xảy ra ở hầu hết các hình thức chăn nuôi do đó việc gà bị nhiễm cũng không có gì quá lạ. Bệnh viêm ruột hoại tử là một trong các bệnh đường ruột ở gà. Bệnh này có thể xuất hiện ở tất cả lứa tuổi của gà. Tuy nhiên, vào giai đoạn gà 3 tuần tuổi trở lên thì xảy ra nhiều hơn.

Gà bị đường ruột do bị viêm ruột hoại tử
Gà bị đường ruột do bị viêm ruột hoại tử

Triệu chứng của bệnh bao gồm:

  • Gà giảm ăn và chậm lớn. Gà trở nên chậm chạp hơn bình thường, đi ra phân khô và có màu đen. Một số trường hợp gà còn đi ra phân có lẫn máu và nhầy, giống với triệu chứng của bệnh cấu trùng.
  • Khi nhiễm bệnh, gà thường xuyên nằm sấp và gục đầu, sã cánh. Khi ngã, gà thường không thể tự mình đứng lên lại được.
  • Tỷ lệ gà chết khi nhiễm bệnh này là 5 đến 25%. Gà cũng có thể chết do gầy, vì khi bị bệnh gà giảm ăn rất nhiều.

Bệnh tích của bệnh viêm ruột ở gà: niêm mạc ruột non của gà sưng phồng, bị viêm và xuất huyết. Ruột của gà có chứa trong đường tiêu hóa và có màu đậm, dính chặt và rất thối. Phân tràn ra ngoài, gây nên viêm dính phúc mạc.

Gà bị đường ruột do bệnh thương hàn, bạch lỵ

Bệnh thương hàn, bệnh bạch lỵ ở gà do vi khuẩn Salmonella Pullorum gây ra. Bệnh này là một trong những bệnh phổ biến trong danh sách các bệnh đường ruột ở gà. Đối với gà con, bệnh này được gọi là bệnh bạch lỵ. Còn đối với gà 3 tuần tuổi trở lên thì gọi là bệnh thương hàn. 

Gà bị đường ruột do bị bệnh thương hàn
Gà bị đường ruột do bị bệnh thương hàn

Triệu chứng đặc biệt của bệnh này là gà đi ngoài có phân màu trắng vàng và phân thường bị dính ở hậu môn của gà rất nhiều. Ở các cơ quan nội tạng của gà có nhiều nốt hoại tử màu trắng xám.

Ngoài những triệu chứng trên thì khi bị bệnh bạch lỵ, bệnh thương hàn thì gà còn một số biểu hiện khác như: bị chướng hơi, đầy bụng, kém ăn rõ rệt. Gà bị mệt mỏi, ủ rũ rồi chết, một số khác thì khớp bị sưng to làm cho gà phải đi cà nhắc.

Khi gà nhiễm bệnh này sẽ có các bệnh tích sau: có những điểm bị xuất huyết, lá lách, gan gà bị sưng to. Đường ruột chứa nhiều phân,…

Gà bị đường ruột do bệnh cầu trùng

Bệnh cấu trùng cũng gây ảnh hưởng đến đường ruột của gà. Bệnh cấu trùng do vi khuẩn Eimeria spp gây ra. Do gà ăn phải nang của cấu trùng có trong thức ăn, nước uống đã bị nhiễm bệnh vì thế mà bệnh này chủ yếu qua đường tiêu hóa. Mọi lứa tuổi của gà đều có thể mắc bệnh cấu trùng, khi gà 10 đến 30 ngày tuổi sẽ bị nhiều hơn.

Gà bị đường ruột do bị bệnh cấu trùng
Gà bị đường ruột do bị bệnh cấu trùng

Gà bị đường ruột do bệnh cấu trùng sẽ có các biểu hiện như là:

  • Tiêu chảy, phân lẫn máu.
  • Bệnh cấu trùng khiến gà gầy rất nhanh, thiếu máu làm cho mào và da nhợt nhạt.
  • Khi nhiễm bệnh, gà ủ rũ, bỏ ăn và còn kêu những tiếng kêu rất khác lạ.
  • Đối với gà đẻ, khi bị bệnh cấu trùng sẽ giảm lượng trứng rõ rệt. Gà con khi nhiễm bệnh tốc độ lớn rất thấp và tỷ lệ chết tăng cao.

Gà bị đường ruột do bệnh Ecoli

Bệnh Ecoli do  vi khuẩn Escherichia coli gây ra làm ảnh hưởng đến đường ruột của gà. Trong danh sách các bệnh đường ruột ở gà không thể không nhắc đến bệnh này. Bệnh Ecoli có tính chất khá phức tạp và tùy vào khu vực, cách thức gây bệnh mà có những triệu chứng bệnh khác nhau. Gà con 1 ngày tuổi cho đến những con gà trưởng thành, gà đẻ trứng hay gà giống đều có thể có nguy cơ mắc bệnh.

Gà bị đường ruột do bị bệnh ecoli
Gà bị đường ruột do bị bệnh ecoli

Gà bị đường ruột do bệnh ecoli sẽ có một số triệu chứng như sau:

  • Đối với gà con, chúng sẽ bị mềm nhũn, gầy gò. Đôi khi còn khó thở, đi ngoài ra phân có màu trắng hoặc xanh, nhiều nước.
  • Gà đi đứng không được vững, đầu và cổ lắc và có hiện tượng của bệnh viêm khớp.
  • Với những con gà bị nặng có thể sẽ bị bại liệt hay viêm da. Một số trường hợp gà có thể chết hàng loạt sau 5 ngày kể từ ngày phát bệnh.

Gà bị đường ruột do bệnh giun sán 

Bệnh giun sán cũng nằm trong các bệnh đường ruột ở gà. Khi gà bị bệnh này thường có biểu hiện là còi và chậm lớn. Các trường hợp nặng, sán có thể lên mắt làm cho gà bị đau mắt, chảy nước mắt và còn có thể bị ảnh hưởng đến niêm mạc mắt.

Cách điều trị các bệnh đường ruột ở gà hiệu quả

Để có thể điều trị các bệnh đường ruột ở gà hiệu quả, người nuôi có thể cho gà dùng các loại thuốc kháng sinh có đặc tính là điều trị bệnh liên quan đến ruột của gà. Hoặc người nuôi cũng có thể cho gà dùng kháng sinh chữa trị theo từng bệnh riêng biệt nếu như đã xác định được nguyên nhân của bệnh.

Amoxicev - điều trị các bệnh đường ruột ở gà
Amoxicev – điều trị các bệnh đường ruột ở gà

Đối với trường hợp dùng thuốc kháng sinh chung để chữa các bệnh đường ruột ở gà, người nuôi có thể chọn các loại sau đây: Amoxicev, Coli – 4800 W.S.P, Doxy 50 Gold, Biozym,.. Những loại này là các loại thuốc phổ biến chuyên trị các bệnh đường ruột ở gà. Chúng có hiệu quả tốt và nhanh chóng, do đó được rất nhiều bác sĩ thú y khuyên dùng.

Còn đối với trường hợp đã xác định được nguyên nhân của việc gà bị đường ruột do bệnh nào gây ra thì người nuôi nên mua những loại thuốc đặc trị cho bệnh đó để có thể trị được dứt điểm bệnh.

Nhưng không phải bệnh nào ở gà cũng có thuốc đặc trị riêng đúng không? Do đó mà người nuôi có thể tham khảo các loại thuốc hỗ trợ chữa bệnh như là:

– Bệnh thương hàn, bạch lỵ dùng: Enro 200, Flor Oral 20 , Amoxicol hay Amoxicev 

– Bệnh Ecoli dùng: Coli – 4800 W.S.P, Enro 200, Flo Oral 30,..

– Bệnh giun sán dùng: Fenbendazole

Coli – 4800 W.S.P
Coli – 4800 W.S.P

Không chỉ cho gà uống thuốc tây là sẽ khỏi và bình phục sức khỏe nhanh chóng. Ngoài ra, người nuôi cũng nên bổ sung thêm cho gà các loại vitamin, các chất điện giải,.. để tăng cường sức đề kháng cho gà, nâng cao sức khỏe và có thể hỗ trợ cho quá trình phục hồi nhanh hơn.

Doxy-50-Gold - dùng để điều trị các bệnh đường ruột ở gà
Doxy-50-Gold – dùng để điều trị các bệnh đường ruột ở gà

Cách phòng ngừa các bệnh đường ruột ở gà đúng cách và an toàn 

Để có thể phòng ngừa các bệnh đường ruột ở gà an toàn lại còn đúng cách, người nuôi nên chọn con giống hoặc trứng ấp từ những cơ sở uy tín và chất lượng. Nói không với những nơi có gà giống mang mầm bệnh. Sát trùng chuồng trại và dọn dẹp nơi ở của gà thường xuyên. Phun thuốc sát trùng 1 đến 2 lần 1 tuần.

Bên cạnh đó cũng không quên cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng cho gà, bổ sung các dưỡng chất giúp gà khỏe mạnh hơn, Định kỳ nên xét nghiệm bệnh, chẩn đoán và sàng lọc để tránh trường hợp ủ bệnh, lây lan bệnh tật cho cả đàn.

Trên đây là toàn bộ những kiến thức về các bệnh đường ruột ở gà. Trại gà chọi đã nêu chi tiết nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị sao cho phù hợp đối với từng bệnh. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người và chúc mọi người có thể chăm sóc đàn gà của mình thật tốt.

Bài viết liên quan