Một việc thiết yếu trong mỗi trận đá gà cựa sắt là băng cựa cho gà chọi. Đây là một loại vũ khí rất quan trọng với gà khi chiến đấu. Băng cựa đúng cách sẽ giúp tăng độ chắc chắn và gây lực sát thương lớn hơn cho đối thủ. Băng cựa sao cho gà vẫn cảm thấy thoải mái và không bị cấn cựa là điều không phải ai cũng biết và làm được. Dưới đây, Trại gà chọi sẽ bật mí cách băng cựa gà chọi sao cho đúng và chuẩn xác nhất để mọi người cùng tham khảo nhé!
Những loại cựa sắt gà đá phổ biến – Cách băng cựa gà
Trước khi tìm hiểu về cách băng cựa cho gà sao cho chuẩn chỉnh thì phải biết được hiện nay, có các loại cựa phổ biến nào.

Ở các trận đấu đá gà, những sư kê thường dùng 2 loại cựa dưới đây để băng cho gà chọi:
- Cựa dao: dùng 1 lưỡi dao nhỏ và mài cho thật bén. Loại cựa này có tính sát thương rất lớn, đối thủ chỉ cần trúng đòn có thể sẽ bị xé toạc cả da thịt. Do đó, loại cựa này cực kỳ nguy hiểm.
- Cựa tròn: loại cựa này được sử dụng rộng rãi và phổ biến hơn cựa dao. Loại cựa tròn này có dạng là một thanh sắt. Một đầu của thanh sắt này sẽ được mài cực kỳ nhọn và sắt để chiến đấu với đối thủ. Cựa tròn sẽ làm cho đối thủ không kém phần sát thương cựa dao là mấy đâu. Nó có thể “xiên” bất cứ đâu trên cơ thể của chú gà đối thủ.
Cách chọn size của cựa gà như thế nào?
Dưới đây, Trại gà chọi sẽ tư vấn các size cựa phù hợp cho chú chiến kê về mặt kích thước, trọng lượng cũng như cấp độ đá của gà:

- Nếu trọng lượng gà dưới 0,85kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 36-37.
- Nếu trọng lượng gà từ 0,85kg – 0,95kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 38.
- Nếu trọng lượng gà từ 0,95kg – 1,05kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 40.
- Nếu trọng lượng gà từ 1,05kg – 1,2kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 42.
- Nếu trọng lượng gà từ 1,2kg – 1,3kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 43 – 44 – 45.
- Nếu trọng lượng gà từ 1,3kg – 1,4kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 45 – 47.
- Nếu trọng lượng gà từ 1,4kg – 1,5kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 48.
- Nếu trọng lượng gà từ 1,5kg – 1,6kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 50.
- Nếu trọng lượng gà từ 2,4kg – 2,5kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 60.
- Nếu trọng lượng gà từ 2,5kg – 2,8kg thì bạn chọn cựa theo kích thước: 62 – 63.
Hướng dẫn cách băng cựa gà chuẩn xác
Trại gà chọi chúng tôi sẽ bật mí các cách băng cựa gà chuẩn xác theo từng kiểu gà chọi khác nhau ngay dưới đây.
Cách băng cựa gà chọi chính xác
Trong một trận đấu, nếu chú chiến kê nào có cựa dài thì sẽ có phần thua thiệt hơn so với đối thủ của mình. Do đó cần phải biết cách băng cựa sao cho giảm thiểu được mức tổn thương cho chú chiến kê của mình. Hoặc đơn giản hơn là băng cựa gà để giảm đi tỷ lệ sát thương giữa các chú gà chọi trong khi thi đấu.

Với cách này, bạn chỉ cần dùng vải rồi quấn xung quanh cựa gà cho đến khi đụng vào, không có cảm giác được độ cứng nữa. Tiếp đó, bạn dùng thêm một ít băng keo nhằm cố định lại vùng băng đó là xong.
Cách băng cựa gà tre lai và gà tre
Với gà tre lai và gà tre, muốn băng cựa gà thì cần phải chuyển bị những thứ sau đây: cặp cựa chuẩn size với chú chiến kê, băng keo, đầu lọc thuốc lá.
Dưới đây là chi tiết các bước để mọi người tham khảo:
- Dùng tay kéo thẳng thới gà nhằm giúp cho sợi gân ngay gối xuất hiện rõ hơn.
- Lấy sợi gân đó làm cột mốc. Tiếp đó, bên phải lắp cựa thẳng và song song với mép ngoài của chú chiến kê. Còn bên trái lắp thẳng so với mép bên trong của sợi gân.
- Nên thực hiện theo nguyên tắc quấn 4 vòng ở phía trên và 2 vòng phía dưới. Phải thực hiện cách này nhiều lần thì cựa gà mới không bị bung cũng như là bị rách.
- Tiếp theo là lắp cựa sắt bên chân phải sao cho nằm bên mép ngoài của sợi gân. Nhớ là nên chêm thêm đầu lọc thuốc lá đã chuẩn bị sẵn vào cựa nếu thấy có chỗ hở khi bạn quấn cựa gà. Sau đó, thả cho gà đi long nhong và quan sát. Xem xem gà có bị vướng hay di chuyển khó khăn gì không thì chỉnh lại. Nếu không thì đã hoàn thành việc băng cựa cho gà tre và gà lai tre rồi đó.

Cách băng cựa gà đòn
Đối với gà đòn, cách băng cựa cũng giống như cách băng cho gà tre vậy. Nhưng hình thể của 2 giống gà này khá to cao lại còn ít lông nên ít được quấn cựa. Đôi khi những con có cựa dài còn phải quấn lại bằng vải mềm và dùng băng keo cố định lại khi chuẩn bị vào trận nữa. Sau khi trận đấu kết thúc vì có thể tháo bọc cựa ra để cho gà hoạt động bình thường.
Cần lưu ý gì trong cách băng cựa gà đá?
Khi băng cựa gà đá, cũng có một số lưu ý như: cần phải lựa chọn cựa kỹ càng và phải tương thích với chú chiến kê của bạn. Để tạo điều kiện tốt nhất cho chú chiến kê của bạn khi thi đấu thì bạn phải lắp thêm cựa tròn hoặc cựa dao. Nếu dùng cựa dao thì nên chú ý và cẩn thận hơn so với cựa tròn vì chúng rất nguy hiểm.

Bên cạnh đó, bạn cũng nên chú ý đến vóc dáng và chiều cao của chú chiến kê của mình. Đặc biệt là bạn phải tuyệt đối đảm bảo được sự thoải mái khi hoạt động của chú chiến kê. Nếu như băng cựa gà quá chặt sẽ khiến chúng bị đau và khó chịu, gây nên sự mất tập trung và ảnh hưởng đến trận đấu.
Hướng dẫn cách xử lý cựa trong các trận đấu gà
Sau khi chiến kê tham gia những trận đấu khác nhau, bạn nên xử lý lại bộ cựa. Để làm được điều này bạn cần phải chuẩn bị và làm như sau:
- Dùng 1 tờ giấy ráp và chà xát vào cựa của gà cho đến khi cựa có độ bóng sáng.
- Sau đó hãy xoa bóp một lớp dầu máy vào cựa của gà.
Với giống gà tre và các giống gà nòi khác đều sẽ thực hiện cách băng cựa gà khác nhau. Nếu bạn băng cựa cho gà đúng cách sẽ tăng thêm sức mạnh cho chúng. Do đó, việc băng cựa cho gà mỗi trận đấu là điều khá là quan trọng.
Cách mài cựa gà như thế nào ?
Cho dù ngay từ đầu bạn đã cố gắng lựa cặp cựa có sắt bén đến đâu thì sau vài lượt đấu thì nó cũng sẽ bị mòn và mất đi độ bén rồi. Nếu tiếp tục sử dụng thì cũng được thôi nhưng sẽ làm giảm đi tác dụng của cựa. Do đó, những người nuôi thường sẽ chọn cách mài lại cặp cựa đó. Làm như vậy vừa tiết kiệm, khỏi phải mua cặp cựa mới vừa mang lại hiệu quả. Dưới đây là cách mài cựa tròn và cựa dao mà Trại gà chọi muốn gửi đến mọi người.
Cách mài cựa tròn
Việc mài cựa tròn cũng đơn giản và dễ thực hiện thôi. Dùng đá mài dao hoặc giấy nhám chà, mài xung quanh phần mũi cựa. Mài cho đến khi nào thấy mũi cựa đã nhọn và sắc bén trở lại là được.

Chú ý là không nên mài phần đỉnh nhọn của mũi cựa. Vì như vậy sẽ giảm đi độ sắc bén và khó đâm thủng được đối thủ. Những cựa càng tròn càng sắc thì tỷ lệ sát thương đối thủ càng cao.
Cách mài cựa dao
Mài cựa dao cũng sử dụng đá mài dao hoặc giấy nhám. Nhưng với cựa dao, bạn mài theo phần lưỡi của cựa. Khi mài, để nghiêng lưỡi dao một góc thích hợp để tạo được độ sắc bén. Nên chú ý là không được để lưỡi dao thẳng đứng. Vì như thế sẽ làm giảm độ sát thương và lưỡi dao cũng sẽ bị lục đi.
Mài cho đến khi nào lưỡi dao sáng bóng và có được độ bén khiến bạn hài lòng là được. Việc này khá giống việc mài dao ở nhà và các thao tác cũng rất dễ thực hiện.
Việc băng cựa gà là một điều cần thiết và khá quan trọng trong các trận đá, chọi gà. Trên đây là tất cả kiến thức về cách băng cựa gà sao cho chuẩn xác và các thông tin liên quan đến việc băng cựa gà mà Trại gà chọi muốn gửi mọi người. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người nhé!