Cách chăm chân gà chọi khỏe, bền bỉ, máu chiến nhất

Cách chăm chân gà chọi

Để chân gà chọi khỏe, người nuôi cần có kỹ thuật nuôi đúng cách. Bài viết này Trại Gà Chọi sẽ chia sẻ chi tiết từ a đến z cách chăm chân gà chọi giúp con gà chiến của bạn luôn cứng chân, khỏe, dẻo dai với sức lực bền bỉ nhất!

Cách chăm chân gà chọi trước khi đá

Người nuôi gà chọi, gà chiến cần phải chuẩn bị một thời gian ít nhất 10 ngày trước khi đưa gà “xuất chuồng”. Người chủ phải có kỹ năng xem chân gà chọi, xem móng chân gà chọi. Từ đó, có cách chăm sóc, tạo điều kiện phù hợp.

Cụ thể hơn, một con gà chọi khỏe thì phần chân phải cứng. Bên cạnh đó, ngón chân gà chọn nhất định phải dài, sờ lên ngón chân sẽ thấy được cơ gân săn chắc. Những con gà chọi có chân khỏe luôn đứng vững và trụ được trước mọi đòn tấn công của đối thủ. 

Cách chăm chân gà chọi trước khi đá
Cách chăm chân gà chọi trước khi đá

Để đảm bảo sức khỏe cho chân gà trước khi đá, người chủ cần lưu tâm đến chế độ ăn uống, luyện tập và quá trình nghỉ ngơi cho gà. Đặc biệt, phải quan sát thường xuyên để kịp thời xử lý các vấn đề như gà bị yếu chân, tinh thần gà không ổn định trước khi đá, tránh sụt giảm phong độ. Cụ thể:

Hiện nay, có vài cách chăm chân gà chọi trước khi đá thường được các kê thủ sử dụng như sau:

  • Mát xa bằng rượu nóng: Giúp lưu thông khí huyết, đặc biệt mát xa ở chân sẽ giúp chân gà thêm sự linh động và bền bỉ khi vào cuộc.
  • Cho gà uống Pharmaton trước khi đá: Cách này giúp tăng cường đề kháng toàn thân cho gà. Có như vậy thì gà nhà bạn mới có đủ sức khỏe và sức bền khi chiến đấu với nhiều đối thủ nặng ký khác. 

Như vậy, cách chăm chân gà chọi trước khi đá khá đơn giản. Mục đích của việc này là giúp gà chọi có tinh thần và sức khỏe tốt nhất. Khi phong độ gà tốt sẽ giảm thiểu được mọi rủi ro về mặt sức khỏe khi không may thua trận hoặc gặp con gà “sát thủ” hơn. 

Cách chăm chân gà chọi sau khi đá

Sau khi gà chiến đấu về, bạn càng phải để tâm nhằm giúp gà phục hồi sức khỏe, chăm sóc đặc biệt về tinh thần. Phần này giúp bạn biết cách chăm chân gà chọi sau khi đá một cách đầy đủ, chu đáo nhất. 

Cách xem chân gà chọi sau khi đá

Gà chọi sau khi qua một trận đua tranh chắc chắn sẽ mang nhiều vết bầm, cũng như vết thương từ đối thủ, đặc biệt là phần chân. Bởi chân gà là nơi trực tiếp chiến đấu và bị gà đối thủ tấn công nhiều nhất. Do đó, việc đầu tiên cần làm là phải xem chân gà chọi, nhất là phần cẳng và móng chân.

Hãy xem kỹ và quan sát ở bề mặt da gà, móng chân, xem có vết sứt mẻ hay chảy máu nghiêm trọng nào không. Nếu như gà chọi đá về bị đau chân hoặc gà chọi bị yếu chân thì phải om dầu mát xa chân, hoặc ngâm chân bằng nước lạnh để hồi phục sức khỏe cho chân gà. 

Xem chân gà chọi sau khi đá để biết cách chăm sóc phù hợp
Xem chân gà chọi sau khi đá để biết cách chăm sóc phù hợp

Lưu ý là dù dùng bất kỳ cách chăm chân gà chọi nào thì cũng không nên nóng vội. Bởi chân gà khi bị tổn thương cần có thời gian để ngấm thuốc và hồi phục. Phần sau đây sẽ chia sẻ cụ thể về cách ngâm chân cho gà chọi chiến giúp người nuôi gà tiện theo dõi. 

Cách ngâm chân hiệu quả cho gà chọi chiến

Gà chọi chiến có thể được ngâm chân bằng nước lạnh hoặc các bài thuốc ngâm chân cho gà chọi đều được. Để đạt được hiệu quả của cách ngâm chân cho gà chọi chiến, cần tuân thủ theo đúng quy tắc về thời gian như sau:

  • Thời gian ngâm chân tốt nhất từ 20 – 30 phút cho mỗi lần. 
  • Thời điểm ngâm chân tốt nhất là sau mỗi trận đá gà. Ngâm chân gà giúp chân gà giảm thiểu được tình trạng căng cơ, phù nề do quấn cựa trong quá trình chiến đấu. Nếu không ngâm, chân gà rất dễ bị vỡ mạch máu, phù nề, ảnh hưởng sức khỏe về lâu về dài. 

Bên cạnh đó, khi ngâm chân cho gà chọi, bạn cũng có thể sử dụng các bài thuốc để làm nước ngâm chân gà chọi. Theo kinh nghiệm dân gian, nước ngâm chân gà chọi có thể sử dụng nước tiểu trẻ em, lá ngải cứu, lá trầu không và muối để tiến hành ngâm chân. 

Ngâm chân gà giúp chân gà khỏe, dẻo dai
Ngâm chân gà giúp chân gà khỏe, dẻo dai

Cách chăm chân gà chọi này đòi hỏi sự kỳ công, tỉ mỉ qua từng công đoạn. Cụ thể, bạn phải ngâm sẵn hỗn hợp kể trên vào hũ sành trong 1 ngày. Sau khi hỗn hợp hòa quyện, bạn sử dụng nó để ngâm chân cho gà chiến đều đặn hằng ngày hoặc trước khi đưa gà về chuồng, mỗi lần chỉ cần 15 phút mà thôi. 

Bên cạnh bài thuốc trên, người nuôi gà cũng có thể sử dụng các bài thuốc ngâm chân gà chọi kỳ công hơn, ủ từ 10 – 15 ngày mới có hiệu quả. 

Ví dụ một số bài thuốc như sau:

  • Bài thuốc giúp trị bệnh ở chân gà: Nước tiểu trẻ con hòa với rượu trắng nồng độ cao. Hai hỗn hợp này phải kết hợp cùng thân, rễ của lá lốt, lá ngải cứu lá trầu không, vài hạt muối và phèn chua. Rễ và thân lá lốt phải phơi khô và hỗn hợp phải đun sôi để nguội trước khi ngâm. 
  • Bài thuốc giúp cho cho chân gà chọi cứng: Sử dụng các loại nguyên liệu quý trong đông y như ma hoàn, nhĩ hương, xương truật, quy vĩ, mộc dược, đỗ trọng, quế tần, cam thảo, thủ ô, huyết giác, lai quy…. để chân gà luôn cứng và dẻo dai. 

Cách làm chân gà chọi cứng bằng tập luyện

Tập luyện cũng là cách chăm chân gà chọi cực quan trọng không nên phớt lờ. Người chủ có thể sử dụng công cụ giúp chân gà chọi cứng và vững vàng hơn. Một cách làm chân gà chọi cứng thường được người nuôi gà chiến lâu năm sử dụng là đeo tạ chân. 

Cùng tìm hiểu về phương pháp này tại phần dưới đây:

Có nên đeo tạ chân cho gà chọi không?

Nhiều người nuôi gà chọi vẫn thường thắc mắc không biết có nên đeo tạ chân cho gà chọi hay không? Phần này sẽ phân tích giúp bạn hiểu được việc này có tốt cho gà nhà bạn không. 

Tạ chân thường được người nuôi đeo vào chân gà chọi giúp chân gà tăng thêm sức bền và lực đá. Những con gà chọi được tập phương pháp này thường xuyên sẽ có bộ chân và móng khỏe, giúp nó trở nên mạnh mẽ và vững vàng trước mọi đòn tấn công từ kẻ địch.

Do vậy, việc đeo tạ chân đặc biệt cần thiết cho gà chọi. Bởi vì, nếu người nuôi chỉ biết cách chăm chân gà chọi bằng dinh dưỡng hoặc các điều kiện ngoại cảnh mà không chú ý tăng cường sức lực thì sẽ không có một bộ chân khỏe khoắn. 

Có nên đeo tạ chân cho gà chọi không?
Có nên đeo tạ chân cho gà chọi không?

Gà chọi quý nhất ở đôi chân. Đây cũng là bộ phận giúp con gà có giá trị về kinh tế. Do đó, nếu là người nuôi gà chọi cần phải biết cách làm chân gà chọi cứng bằng việc đeo tạ.

Cách đeo tạ chân cho gà chọi

Việc đeo tạ chân cho gà chọi tưởng chừng đơn giản, song nếu không chú ý kỹ càng sẽ khiến chân bị yếu đi. Quy tắc đầu tiên khi tiến hành đeo tạ chân cho gà cưng là phải có sự phù hợp. Người nuôi cần căn cứ vào trọng lượng toàn thân của gà để chọn các mức tạ phù hợp.

Cụ thể, nếu gà nặng khoảng 1.5kg thì mức tạ 25g là thích hợp nhất. Nếu như tổng trọng lượng gà từ 2kg thì có mức tạ 33g và gà 3kg hợp với mức 50g. 

Để tập cho gà quen với tạ ở chân, người chủ có thể cho gà đeo thường xuyên, đặc biệt là lúc gà chạy bộ. Gà có thể đeo tạ cho đến khi không còn cảm giác có tạ trên chân. Khi đó, chân gà sẽ cứng cáp và chạy nhảy ngày càng linh hoạt, dẻo dai hơn.

Tuy nhiên, việc đeo tạ cũng cần phải quan sát kỹ phản ứng lúc ban đầu. Người chủ phải nắm được tình hình sức khỏe ở chân gà. Nếu chân gà bị yếu thì phải giảm trọng lượng của tạ, hoặc tốt nhất không đeo để chân gà thật sự khỏe mạnh. 

Các bệnh về chân ở gà chọi

Một người nuôi gà không chỉ cần kiến thức về cách chăm chân gà chọi mà còn cần hiểu biết về các bệnh hay gặp ở chân gà. Hệ thống kiến thức này giúp người chủ ứng phó kịp thời nếu như gà gặp sự cố về sức khỏe. Sau đây là một vài bệnh trạng và cách chữa chân gà hiệu quả nhất.

Cách chữa gà chọi yếu chân

Làm cách nào để biết một con gà chọi bị yếu chân? Bạn có thể quan sát thói quen sinh hoạt thường ngày của nó. Nếu như gà chọi bạn nuôi ít vận động, chân gà bị liệt không đi nổi, thậm chí sức đá của gà không còn tí lực nào. Những đặc điểm trên chính là dấu hiệu gà bị yếu chân. 

Nguyên nhân khiến gà bị yếu chân có rất nhiều. Thường thấy nhất là do gà chọi đã bị bại liệt hoặc trúng gió khiến phần chân mất đi sức lực vốn có. Một số còn bắt nguồn từ bệnh đau chân, lậu đế ở gà hoặc gà đã bị mất gân khiến chân trở nên yếu ớt. 

Gà chọi bị yếu chân do đâu?
Gà chọi bị yếu chân do đâu?

Để chữa yếu chân gà chọi, bạn vẫn tiếp tục tuân thủ nguyên tắc của các cách chăm chân gà chọi cơ bản nhất. Ví dụ như tạo môi trường, điều kiện sống tốt cho tinh thần của gà và tăng cường dinh dưỡng để gà có sức đề kháng tốt. 

Bên cạnh đó, người chủ cũng cần chăm sóc chân gà bằng các bài thuốc ngâm chân như đã chia sẻ ở phần trên. Việc ngâm chân đều đặn có thể giúp lưu thông khí huyết. Từ đó, gà chọi sẽ dần lấy lại được sức dẻo dai ban đầu.

Nhưng điều quan trọng nhất khi chăm sóc chân gà là phải xem xét kỹ tình trạng bệnh. Từ tình trạng bệnh, bạn biết được nguyên cớ vì đâu mà gà bị yếu chân. Qua đó, bạn mới có thể bốc đúng thuốc, đúng bệnh và giúp gà khỏe lại. 

Đối với gà bị yếu chân do liệt hoặc trúng gió, cần phải tiến hành xoa bóp, om chân thường xuyên để gà lấy lại cảm giác vốn có. Đặc biệt phải xem xét gà bị liệt do virus hay đã trở thành mãn tính, cấp tính. Bởi nếu liệt do virus vẫn có thuốc chữa còn nếu chân gà liệt mãn tính sẽ không còn cơ hội hồi phục. 

Để nuôi được lứa gà chọi khỏe mạnh, người nuôi cũng cần có kỹ năng phòng bệnh. Bởi việc chữa trị thường tốn kém mà hiệu quả lại không cao. Do đó, người nuôi gà phải cho gà tiêm ngừa đầy đủ các loại vacxin phòng bệnh liệt ở gà như vacxin ngừa virus Herpes.

Bệnh khô chân ở gà chọi

Ngoài yếu chân thì bệnh khô chân cũng ảnh hưởng lớn đến sức khỏe chân gà. Nguyên nhân lớn nhất dẫn đến bệnh khô chân là do chế độ dinh dưỡng. Nếu gà thiếu nước thường xuyên, chân gà sẽ bị khô hạn. Hoặc chế độ ăn có vấn đề, đường ruột bị ảnh hưởng xấu cũng khiến chân gà bị khô.

Một số bệnh như thương hàn, bạch lỵ, tụ trùng huyết… cũng là phần nhiều nguyên nhân dẫn đến bệnh khô chân ở gà chọi. Nếu không biết chăm sóc đúng cách, sẽ kéo theo nhiều hệ lụy khác về mặt sức khỏe. 

Để điều trị bệnh khô chân ở gà chọi, cần thực hiện các phương pháp sau:

  • Tiến hành cách ly những con gà chọi nghi ngờ mắc bệnh để tránh lây lan.
  • Dọn dẹp chuồng gà sạch sẽ. Đặc biệt, điều chỉnh mức nhiệt độ phù hợp để tiện cho quá trình điều trị của gà. 
  • Cung cấp nước phù hợp với thể trạng gà bị khô chân và chọn lại vị trí treo máng nước. 
  • Cân bằng lại dinh dưỡng trong bữa ăn hằng ngày bằng các khoáng chất thiếu hụt, đặc biệt là vitamin C.

Chữa bệnh gà chọi bị tróc vảy ở chân

Gà chọi bị tróc vảy ở chân là hệ lụy thường thấy sau mỗi trận chiến, có thể là do xô xát mạnh hoặc do cách chăm chân gà chọi sau khi chiến đấu không được chu đáo. Cụ thể, nếu như gà không được ngâm chân sau khi đá sẽ dẫn đến tình trạng tróc vảy.

Để chữa dứt điểm tình trạng này, người chủ có thể thực hiện một trong những cách chữa trị gà bị tróc vảy ở chân như sau:

  • Quấn miếng cao dán hạ sốt quanh chân gà, nơi bị tróc vảy. Thời gian áp dụng từ 2 – 3 ngày. Đồng thời, mỗi ngày dán trong 12 tiếng, hết 12 tiếng phải thay miếng mới tránh nhiễm trùng.
  • Tưới nước mát vào chân đều đặn. Trước khi tưới phải rửa chân gà cho thật sạch, bọc vải quanh chân để ngăn ngừa bụi bẩn. Thực hiện cách này từ 3 – 4 ngày thì chân sẽ khỏi. 

<<Tìm hiểu thêm về kinh nghiệm gà chọi tại đây nhé!>>

Như vậy, qua bài viết này, hẳn bạn đã biết được cách chăm chân gà chọi chi tiết nhất qua từng giai đoạn. Hy vọng những chia sẻ thực tế của Trại Gà Chọi có thể giúp bạn nuôi dưỡng đàn gà chọi khỏe mạnh, dẻo dai và sức chiến đấu bền bỉ nhất!

Bài viết liên quan