Sau mỗi lần gà đá cựa sắt về chắc chắn không thể tránh khỏi chấn thương với những mức độ nặng nhẹ khác nhau. Lúc này, nếu chủ nuôi không biết cách chăm sóc cũng như điều trị cho gà thì thời gian hồi phục lại thể trạng sẽ rất lâu. Trại gà chọi hiểu được vấn đề nan giải này và đã viết bài viết dưới đây để người nuôi có thể tham khảo cũng như biết được kỹ thuật, cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt về là như thế nào.
Phương pháp chăm sóc chiến kê sau khi chiến đấu

Sau khi chiến kê trở về từ trận đấu, người nuôi nên chăm sóc gà một cách tỉ mỉ và khéo léo. Những cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt đó là:
- Dùng nước ấm để lau sạch hết tất cả bụi bẩn hay máu trên thân, đầu và cổ của gà.
- Tiếp đó hãy lấy chiếc lông gà sạch đem đi nhúng vào nước lạnh. Sau đó vuốt ngược lông gà, dùng tay mở miệng gà rồi lùa lông vào sâu trong cổ họng của gà một cách từ từ. Mục đích của việc này là lấy ra những chất bẩn, đờm từ cổ gà.
- Lặp lại những bước trên cho đến khi sạch đờm và chất bẩn. Khi cổ gà đã được sạch sẽ thì lấy khăn lau sạch.
- Tiếp theo là làm cho gà ăn một ít cơm mồi nhỏ, trong lúc đó dùng tay đổ một ít rượu vào để xoa bóp cho gà nhanh lành những vết bầm tím.
- Khi xoa bóp phải chú ý, tránh để rượu tiếp xúc trực tiếp với các nơi có vết thương hở.
Cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt giúp phục hồi nhanh nhất
Dưới đây là một số cách chăm sóc đơn giản, dễ làm giúp gà đá cựa sắt phục hồi nhanh nhất sau khi đá cựa sắt.
Khi gà đá cựa sắt về
Tùy thuộc vào tình trạng vết thương và sức khỏe của gà mà có những biện pháp chăm sóc phù hợp. Nếu tình trạng gà có vẻ không ổn, gà bị đau nhiều thì nên cho gà uống một viên tiêu kén gà chọi EN150 để giups giảm đau và chống phù nề.

Loại thuốc này nên mua loại có thể hòa tan với nước để gà uống trực tiếp sẽ dễ hơn. Ngoài ra thì người nuôi cũng phải bổ sung thêm cho gà thuốc B1 để tăng cường sức khỏe cho chúng. Nhưng lưu ý là không được cho gà uống quá 2 viên, như vậy sẽ gây ra tác dụng phụ không tốt cho gà.
Sưởi ấm cho gà
Sau khi đã hoàn thành các bước trên, cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt tiếp theo là bạn nên cho gà nghỉ ngơi. Cũng đừng quên sưởi ấm cho gà bằng bóng sưởi hay quạt sưởi để gà không bị lạnh. Tránh để gà ngủ ở những nơi có gió lùa, đặc biệt là vào mùa đông. Để tránh trường hợp gà khát, nên để một máng nước cạnh chỗ gà ngủ. Bên cạnh đó bạn cũng phải có một chế độ dinh dưỡng hợp lý để chăm sóc gà.
Gà bình phục
Qua ngày thứ 2 thì người nuôi cần theo dõi thể trạng của gà để có những phương pháp xử lý kịp thời. Vẫn tiếp tục lau nước ấm cho gà kết hợp với việc xoa bóp bằng rượu để gà nhanh lành vết thương.

Nên cho gà uống thuốc gì sau khi đá cựa sắt
Thông thường, cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt về là người nuôi nên cho gà uống 1 viên kháng sinh 250 và 2 viên thuốc chống phù nề. Bên cạnh đó cũng có một số thuốc chuyên trị thương cho gà như Tyrosur, Alpha choay, Smecta Long huyết PH cũng nên dùng nếu trường hợp gà bị thương nặng. Những loại thuốc này đều có ở các hiệu thuốc tây hoặc tiệm thuốc thú y.
Nếu gà bị thương nặng, người nuôi nên cho gà uống thêm men tiêu hóa. Để tránh tình trạng gà bị mất nước, hòa oresol với nước bơm cho gà uống.

Người nuôi nên áp dụng cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt kỹ lưỡng vài hôm theo những cách trên là gà sẽ khỏe lại ngay. Giai đoạn này gà khá yếu nên người nuôi cần nhét cơm thóc ngâm cho gà. Nếu được thì nên trần qua trước với nước sôi để chúng dễ tiêu hơn.
Về dinh dưỡng, có thể cho gà ăn thêm hoa quả và cho gà uống thuốc bổ như 3B, philatop, viên đạm để gà nhanh bình phục. Khi gà của bạn đã đỡ đau, nhanh nhẹn trở lại thì vô 1 lớp nghệ cho chúng để kích thích bong vảy và tan đòn. Sau đó, bạn có thể nuôi gà một cách bình thường vì giai đoạn này gà đã khỏe hẳn rồi.
Kết luận
Dù ít hay nhiều thì gà sau khi đá cựa sắt về cũng sẽ có những vết thương trên người. Chú gà chắc chắn sẽ bị yếu đi và suy sụp. Do đó, cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt cực kỳ quan trọng đối với người nuôi.

Trên đây là những cách chăm sóc gà sau khi đá cựa sắt về để gà hồi phục nhanh nhất và hiệu quả nhất mà Trại gà chọi đã tìm kiếm và đúc kết được. Ngoài ra thì việc chăm sóc gà còn phụ thuộc vào nhiều yếu tố khác nhau như kinh nghiệm hay tay nghề. Mong rằng với những thông tin trên bạn có thể chăm sóc cho chú chiến kê của mình một cách tốt nhất.