Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh rất phổ biến và có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi của gà. Dù là gà con hay gà trưởng thành đều có thể mắc bệnh này. Bệnh thương hàn thường ủ bệnh trong khoảng 2 đến 5 ngày. Nếu chủ nuôi không chữa trị kịp thời thì tỷ lệ gà chết do bệnh này sẽ rất cao.
Bệnh có thuốc đặc trị nên việc điều trị cũng không quá khó khăn nhưng người nuôi phải phát hiện ra bệnh sớm thì việc điều trị mới có hiệu quả. Trại gà chọi sẽ liệt kê những thông tin về bệnh thương hàn ở gà một cách chi tiết và đầy đủ ở bài viết này. Mọi người cùng đọc nhé!
Nguyên nhân gà bị bệnh thương hàn
Bệnh thương hàn ở gà do vi khuẩn thương hàn gây ra. Vi khuẩn này có sức đề kháng rất cao trong môi trường, do đó mà chúng có thể tồn tại rất lâu ở trên nền chuồng. Đôi khi vi khuẩn có thể tồn tại lên tới 1-2 năm.
Bệnh thương hàn ở gà cũng có thể lây từ gà mẹ sang gà con hoặc cũng có thể lây qua môi trường tự nhiên như phân của gà bị bệnh thải ra ngoài. Do đó mà việc giữ gìn môi trường sống xung quanh của gà rất quan trọng trong việc phòng bệnh.
Sau khi đi vào cơ thể gà, vi khuẩn sẽ đi vào đường máu và gây nhiễm trùng huyết. Làm cho lá lách của gà sưng to và viêm loét ở ruột. Làm cho gà bị tiêu chảy nặng và bịt kín ở hậu môn. Một số con gà sẽ bị chết ở giai đoạn này. Còn một số khác thì sẽ chuyển sang giai đoạn mãn tính.

Khi gặp các điều kiện thuận lợi như vận chuyển gà, gà bị stress do thời tiết hay môi trường ẩm ướt,… bệnh sẽ bùng phát mạnh hơn. Lúc này sức khỏe và đề kháng của gà sẽ giảm sút rất nhiều. Tiếp đó, gà sẽ chuyển sang giai đoạn cấp tính và có thể chết.
Đa phần gà giống bị nhiễm bệnh thương hàn bị lây từ bố mẹ đều sẽ chết từ khi mới nở ra. Đó cũng là lý do mà người nuôi nên lưu ý khi nuôi gà.
Triệu chứng của bệnh thương hàn ở gà
Khi gà mắc bệnh thương hàn sẽ có một số triệu chứng như:

Gà con: Gà bị đi ngoài, ỉa chảy, có phân màu trắng và nhiều dịch nhầy. Khi quan sát hậu môn của gà, sẽ thấy nhiều phân bị bết ở phần lông đuôi. Nặng hơn thì gà sẽ bị chướng bụng và không đi ngoài được dẫn đến tử vong.
Gà trưởng thành: Gà kém ăn rõ rệt và luôn ủ rũ, gà đi vệ sinh phân có màu vàng. Gà có thể chết đột ngột do cơ quan nội tạng bị nhiễm trùng.
Đối với gà đẻ, khi mắc bệnh thương hàn sẽ giảm lượng trứng đáng kể.
Bệnh tích điển hình của bệnh thương hàn ở gà
Bệnh thương hàn ở gà sẽ có một số bệnh tích đặc trưng như:
- Gà con: lòng đỏ không tiêu, gan bị hoại tử có nốt.
- Gà đẻ và gà trưởng thành: gan bị hoại tử và có nhiều nốt trắng. Ở tim, mề, phổi, ruột cũng bị hoại tử và ruột non có nhiều vết lở loét. Gà đẻ bị yếu và lượng trứng giảm, trứng bị biến dạng.

Các bước điều trị bệnh thương hàn cho gà
Khi phát hiện gà bị bệnh thương hàn, người nuôi cần làm theo những cách dưới đây để điều trị bệnh cho gà
Bước 1: Cách ly – Khử trùng tiêu diệt mầm bệnh
Không chỉ cách ly các con gà bị bệnh, nên cách ly luôn cả những con ốm yếu và có biểu hiện nhiễm bệnh ra khỏi đàn. Làm như vậy để điều trị riêng cho chúng và cũng tránh được tình trạng lây lan hàng loạt.
Như đã nói ở phần nguyên nhân, vi khuẩn gây bệnh này sống rất lâu. Tuy nhiên, chúng rất nhạy cảm với thuốc sát trùng, do đó người nuôi cần khử trùng chuồng trại thường xuyên cả trong lẫn ngoài để tiêu diệt vi khuẩn.

Nên phun khử khuẩn vào những lúc ẩm và khô nhất trong ngày. Thời gian phù hợp nhất là 13 đến 15 giờ mỗi ngày.
Bước 2: Xử lý các triệu chứng và bồi bổ sức khỏe cho gà
- Dùng Paracetamol để hạ sốt cho gà.
- Bên cạnh đó cũng bổ sung các chất điện giải và thuốc bổ để tăng sức khỏe cho gà. Tiếp đó là cung cấp cho gà vitamin C, glucose và vitamin K.
- Giải độc gan thận cho gà và bổ sung men tiêu hóa cho gà.
Bước 3: Kìm hãm và tiêu diệt mầm bệnh
Bồi bổ cho gà khoảng 3 tiếng, sau đó người nuôi có thể dùng kháng sinh để điều trị bệnh thương hàn cho gà. Một số loại kháng sinh có thể tham khảo như: Florfenicol, Colistin, Enrofloxacin, Enrofloxacin, Quinolon. Chú ý dùng đúng liều lượng và theo hướng dẫn của nhà sản xuất và bác sĩ thú y nhé! Với những trường hợp trộn thuốc với thức ăn, nước uống thì nên pha thuốc sao cho vừa đủ để đảm bảo thuốc có thể phát huy hết chức năng.

Tham khảo cách phòng và điều trị các bệnh khác ở gà:
Nguyên nhân và cách phòng bệnh Newcastle ở gà
Cách phòng và điều trị bệnh ORT ở gà hiệu quả
Các cách chữa bệnh hen ở gà chọi
Cách phòng bệnh thương hàn ở gà
- Sát khuẩn chuồng trại định kỳ 1 lần 1 tuần vì vi khuẩn gây ra bệnh thương hàn rất nhạy cảm.
- Lựa chọn các nhà cung cấp giống uy tín và chất lượng. Bệnh thương hàn với những gà dưới 1 tuần tuổi thường sẽ do di truyền mầm bệnh mà ra.
- Với những chú gà mắc bệnh từ nhỏ và vượt qua được thì sẽ luôn mang mầm bệnh trong người dưới dạng mãn tính. Chúng sẽ âm thầm gieo rắc mầm bệnh ra chuồng trại và lây sang những con gà khác. Do đó mà người nuôi cần phải loại bỏ những con gà gầy gò ốm yếu đi cho chắc.

- Luôn theo dõi, chú ý đến thời tiết để lên kế hoạch khắc phục dịch bệnh hiệu quả.
- Đặc biệt chú ý đến lớp nền lót chuồng. Không được để lớp nền ẩm ướt, nếu bị ẩm ướt thì phải thay liền. Nên trải lớp nền mỏng và thay định kỳ là tốt nhất.
Bệnh thương hàn ở gà là một bệnh nguy hiểm, gà bị bệnh có tỷ lệ chết rất cao nếu người nuôi không khắc phục kịp thời. Do đó mà bạn phải thường xuyên chú ý đến đàn gà của mình và làm theo những cách phòng bệnh mà Trại gà chọi đã nêu trên đây. Hy vọng với những thông tin này, bạn có thể chăm sóc tốt được đàn gà của bệnh khỏi những bệnh nguy hiểm. Nếu mọi người muốn tìm hiểu thêm về nhiều bệnh khác ở gà và cách phòng, điều trị bệnh thì vào “Bệnh gà chọi” để biết nhé!