Các cách chữa bệnh hen ở gà chọi cực kỳ hiệu quả mà ít người biết

Một số cách chữa bệnh hen ở gà chọi hiệu quả

Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người hiểu rõ hơn về nguyên nhân, đặc điểm cũng như các cách chữa bệnh hen ở gà chọi cực kỳ hiệu quả mà Trại gà chọi đã đúc kết được. Hãy theo dõi bài viết để cùng tìm hiểu ngay nhé!

Nguyên nhân gây bệnh hen ở gà chọi.

Nguyên nhân gây ra bệnh hen ở gà chọi là do vi khuẩn có tên là Mycoplasma. Vi khuẩn này xâm nhập vào cơ thể của gà và khiến gà khó thở, thở khò khè. Bệnh này làm giảm sức đề kháng của gà rất nhiều và cũng là cơ hội cho các bệnh kế phát nữa. Căn bệnh này nặng hay nhẹ cũng phụ thuộc rất nhiều vào điều kiện môi trường xung quanh. Bên cạnh đó nó còn tùy thuộc vào phương pháp và kỹ thuật chăm sóc gà của người nuôi nữa.

Nguyên nhân của bệnh hen ở gà chọi
Nguyên nhân của bệnh hen ở gà chọi

Dưới đây là một số yếu tố có thể gây nên bệnh hen ở gà

  • Khí hậu thay đổi nhanh chóng hoặc quá khắc nghiệt như quá nóng hay quá lạnh, độ ẩm của môi trường xung quanh gà cao, độ thông thoáng kém sẽ tạo điều kiện phù hợp cho việc phát sinh bệnh này.
  • Sau khi gà đá hoặc vần về, người nuôi vỗ hen không được kỹ.
  • Sức đề kháng của gà bị yếu và suy giảm.

Đặc điểm và triệu chứng của bệnh hen ở gà chọi

Khi gà chọi bị bệnh hen sẽ có các triệu chứng cũng như là đặc điểm dưới đây:

Đặc điểm: 

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, gà sẽ vẩy mỏ, sưng mặt và thường xuyên nhắm mắt.
  • Giai đoạn tiếp theo thì gà sẽ bị viêm xoang mũi kèm theo đó là viêm kết mạc, khó thở, mắt thường nhắm nghiền. Hiện tượng giảm ăn và sụt cân rõ rệt. 
  • Đối với những chú gà đang trong giai đoạn đẻ trứng thì giảm đáng kể và xỉn màu, vỏ xù xì đôi khi trứng còn méo mó. Tỷ lệ ấp nở cũng giảm do phôi của gà bị nghẹt ở đường hô hấp.
  • Trong một đàn gà, gà trống sẽ có những biểu hiện và triệu chứng nặng hơn gà mái rất nhiều.

Triệu chứng:

  • Ở giai đoạn đầu của bệnh, gà thường có hiện tượng ho nhẹ và sổ mũi. Thêm vào đó là khó thở, lắc mặt. Sau đó gà sẽ có những triệu chứng bệnh nặng hơn vì ghép với bệnh viêm phế quản truyền nhiễm, bệnh E coli hoặc các bệnh khác. Có thể dẫn đến chết do ngạt thở.
  • Gà sẽ bị ngạt theo từng cơn, trong cơn ngạt thì gà sẽ có hiện tượng tím tái và há mồm. Bên cạnh đó sẽ có các tiếng rít mạnh do gà phải rướn cao cổ để hít không khí. Cuối cơn rít thì sẽ có thêm tiếng đờm và bọt khí trong cổ họng của gà.
  • Gà bị sưng ở mắt và mặt. Có một số con còn có hiện tượng mù do tuyến nước mắt bị viêm loét.
Triệu chứng của bệnh hen ở gà chọi
Triệu chứng của bệnh hen ở gà chọi

Cách chữa bệnh hen ở gà chọi

Có rất nhiều phương pháp chữa bệnh hen ở gà chọi, dưới đây Trại gà chọi sẽ liệt kê một số cách phổ biến và đem lại hiệu quả cao mà mọi người nên tham khảo.

  • Chữa bệnh hen cho gà chọi bằng lá trầu không

Là một cách được rất nhiều người làm theo và đem lại hiệu quả cực kỳ cao. Cách chữa bệnh hen ở gà chọi bằng lá trầu không là một bài học dân gian rất hữu ích. Người nuôi có thể dùng lá trầu không giã nát với muối và nhét vào miệng của gà. Nên làm liên tục 1 ngày 2 đến 3 lần. Làm như vậy trong khoảng 3 ngày. Bên cạnh đó cũng đừng quên cho gà được ở chỗ ấm. Nền của chuồng gà phải luôn được khô ráo và tránh được gió lùa vào gà chọi.

Chữa bệnh hen ở gà chọi bằng lá trầu không
Chữa bệnh hen ở gà chọi bằng lá trầu không
  • Chữa bằng tỏi

Việc chữa bệnh hen bằng tỏi không chỉ là cứ cho gà ăn tỏi là sẽ khỏi bệnh mà người nuôi cần phải làm đúng cách và đúng liều lượng, như vậy gà mới khỏi bệnh được. Dưới đây là một số điều cần biết khi chữa bệnh hen ở gà chọi bằng tỏi:

  • Đối với những chú gà bị hen nhỏ thì chỉ cần 1 nhánh tỏi giã nát rồi cho gà ăn 2 đến 3 lần một ngày. Hoặc cũng có thể pha với nước theo tỷ lệ 1 nước 1 nhánh tỏi rồi cho gà uống. Cho gà uống thường xuyên cách khoảng 2 ngày 1 lần.
  • Còn với những chú gà hen nặng thì cần một chế độ chữa trị khác, không thể giống với những chú gà bị nhẹ được. Trước tiên, người nuôi phải thay đổi chế độ ăn uống của gà. Nên bổ sung thêm các thực phẩm tươi như thịt lợn hoặc thịt bò cho gà. Lưu ý là không nên cho gà ăn đồ có chất tanh. Tiếp đến thì đập 1 nhánh tỏi cho gà ăn hoặc pha nước như trên cho gà uống. Có một số người ngâm tỏi với rượu rồi cho gà ăn, như vậy cũng được.
Chữa bệnh hen cho gà bằng tỏi
Chữa bệnh hen cho gà bằng tỏi
  • Chữa hen cho gà bằng thuốc thú y

Bước 1: Vệ sinh, sát khuẩn

Người nuôi sát trùng bằng thuốc sát trùng thường xuyên trong khu đang chăn nuôi gà bằng IOGUARD – 300 hoặc BESTAQUAM – S liều 2-4ml/1 lít nước. Phun trực tiếp vào khu vực đang chăn nuôi khoảng 2 lần 1 tuần.

Sát khuẩn khu vực xung quanh gà
Sát khuẩn khu vực xung quanh gà

Bên cạnh đó cũng nên phun thuốc sát trùng định kỳ bằng ULTRAXIDE liều 4 – 6ml/1 lít nước. Phun xung quanh toàn bộ trang trại chăn nuôi.

Bước 2: Dùng kháng sinh

Dùng TYLOGUARD liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Nên dùng liên tục trong 5 ngày để có hiệu quả tốt nhất. Kết hợp DOXYCLINE 150 liều 10mg/kg thể trọng gà. Loại này cũng nên dùng liên tục trong 5 ngày.

Thuốc kháng sinh cho gà
Thuốc kháng sinh cho gà

Hoặc MOXCOLIS liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc AMOXY 50 liều 1g/5lít nước, tương đương 1g/25kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày. Hoặc NEXYMIX liều 1g/2 lít nước, tương đương 1g/10kg thể trọng gà. Dùng liên tục trong 5 ngày.

Bước 3: Dùng Vitamin, điện giải và men tiêu hóa:

+ Dùng AMILYTE hoặc UNISOL 500 hoặc VITROLYTE liều 1 – 2g/lít nước uống để giúp gà tăng lực và bổ sung các loại vitamin, điện giải cho gà. Những loại này cũng giúp gà giải độc rất tốt. Nhưng nên lưu ý là trong đó phải có Vitamin K, vì vitamin K giúp chống xuất huyết cho gà. Người nuôi nên cho gà uống liên tục đến khi khỏi bệnh.

Các loại vitamin bổ sung chất dinh dưỡng cho gà chọi
Các loại vitamin bổ sung chất dinh dưỡng cho gà chọi

+ Dùng SORAMIN hoặc LIVERCIN liều 1 – 2ml/lít nước uống. Để giải độc và tăng chức năng gan-thận. Cho gà uống liên tục trong suốt quá trình điều trị.

+ Dùng ZYMEPRO liều 1g/1 lít nước cho uống hoặc PERFECTZYME liều 100g/50kg thức ăn, để bổ sung men sống cho gà và tăng quá trình chuyển. Loại này được dùng thường xuyên cho hầu hết các giai đoạn phát triển của gà.

Một số biện pháp phòng ngừa bệnh hen gà bà con nên biết

Dưới đây là một số biện pháp phòng ngừa bệnh hen ở gà chọi mà người nuôi cần lưu ý để làm theo, sẽ giúp gà tránh được căn bệnh nguy hiểm này

  • Việc đầu tiên và hết sức quan trọng, mọi người nên mua gà ở những nơi uy tín, chất lượng và chăn nuôi tốt. Tốt hơn hết là lựa chọn những nơi chưa từng có tình trạng gà bị nhiễm bệnh.
  • Giảm thiểu các rủi ro, yếu tố gây bệnh từ bên ngoài như vệ sinh chuồng trại thường xuyên, rửa sạch các máng ăn máng uống của gà, đảm bảo chuồng gà lúc nào cũng được thoáng khí và có độ ẩm không quá cao.
  • Mật độ nuôi vừa phải và phải đảm bảo đúng quy trình nuôi gà.
  • Phun thuốc và sát trùng định kỳ, thường xuyên. Diệt các mầm bệnh có thể có trong trứng và lây từ mẹ sang con bằng cách nhúng vỏ trứng vào dung dịch kháng sinh hoặc có thể là thuốc sát trùng. 
  • Bên cạnh các việc nêu ở trên thì dinh dưỡng cho gà cũng cực kỳ quan trọng. Người nuôi nên thường xuyên bổ sung vitamin cũng như các chất dinh dưỡng cần thiết cho gà để gà luôn được khỏe mạnh, sức đề kháng cao.
  • Người nuôi nên tiêm phòng vacxin đầy đủ cho gà từ bố mẹ sang con.
Vỗ đờm cho gà chọi thường xuyên
Vỗ đờm cho gà chọi thường xuyên

Như vậy, qua bài viết trên Trại gà chọi đã cung cấp đến mọi người thông tin về nguyên nhân, triệu chứng cũng như là cách chữa bệnh hen ở gà chọi sao cho hiệu quả. Hy vọng bài viết hữu ích với mọi người.

Bài viết liên quan