Chuồng gà chọi đẹp, đúng tiêu chuẩn sẽ tạo môi trường sinh hoạt, phát triển tốt nhất, góp phần giúp anh em có được những chiến kê khỏe mạnh, dai sức. Trong bài viết này Trại gà chọi sẽ hướng dẫn chi tiết cách làm chuồng gà chọi đơn giản, đúng kỹ thuật. Cùng tham khảo và sáng tạo để có mẫu chuồng ưng ý cho chiến kê của mình nhé!
Nội Dung
Hướng dẫn cách làm chuồng gà chọi đơn giản mà đẹp
Làm chuồng gà chọi phải phù hợp với số lượng và mục đích chăn nuôi với mục tiêu tạo môi trường sống, nghỉ ngơi, tập luyện tốt nhất cho gà. Gà chọi là giống gà khá năng động, hay chạy nhảy, thường được anh em chọn làm gà chiến nên làm chuồng gà cũng có yêu cầu khác với gà thông thường.

Chi tiết cách xây chuồng gà chọi anh em thực hiện như sau:
Bước 1: Xác định kích thước và mô hình chuồng
Đầu tiên cần xác định kích thước và mô hình chuồng tùy theo số lượng gà cần nuôi. Cách tính đơn giản là nhân số lượng gà với diện tích nuôi nhốt tối thiểu của mỗi con (trung bình từ 30 – 50cm chiều rộng, 50 – 70cm chiều dài). Tùy theo số lượng gà chọi nuôi mà anh em lựa chọn mô hình chuồng phù hợp, tham khảo chi tiết trong mục 2 của bài.
Bước 2: Chuẩn bị vật liệu xây chuồng gà chọi
Sau khi đã xác định được mẫu chuồng và kích thước phù hợp thì anh em chuẩn bị vật liệu và dụng cụ cần thiết để xây dựng. Vật liệu sử dụng rất đa dạng, có thể tận dụng vật liệu dư trong nhà như tre, gỗ, nứa, sắt, lưới thép, ống nước,… Tuy nhiên nếu xác định nuôi lâu dài thì xây chuồng kiên cố, chắc chắn bằng gạch và xi măng là tốt nhất.
Bước 3: Bắt tay xây dựng chuồng gà chọi
Bước xây chuồng gà chọi này đòi hỏi sự khéo léo tỉ mỉ của anh em, hãy thực hiện theo đúng thiết kế của mô hình chuồng đã chọn. Dù theo mô hình nào thì cũng cần xây dựng, chế tạo cẩn thận, đảm bảo sự chắc chắn để sử dụng lâu dài.
Top 4 mô hình chuồng gà chọi đẹp dễ làm
Có rất nhiều mô hình chuồng gà chọi với ưu nhược điểm khác nhau nhưng dưới đây là 4 mô hình cơ bản, dễ làm và đẹp nhất. Anh em cùng tham khảo nhé.
Mô hình chuồng bội nhốt gà
Bội nhốt là mẫu chuồng gà chọi làm bằng thép hoặc sắt lưới có vòm tròn cao. Đây là mô hình chuồng gà chọi đá quen thuộc với các anh em kê thủ bởi cách làm đơn giản, vật liệu dễ kiếm, vừa để nuôi nhốt vừa giúp gà luyện tập tốt.

Anh em có thể tự làm chuồng bội nhốt gà đơn giản bằng thép, sắt lưới, tre nứa… hoặc mua sẵn ở các cơ sở bán chuồng nuôi nhốt. Tuy nhiên nếu chọn nuôi nhốt gà chọi bằng chuồng bội cần lưu ý những điều sau:
- Chiều cao bội nhốt tốt nhất nên từ 50cm trở lên phù hợp để gà chọi tập đá và bay nhảy.
- Ưu tiên chuồng bội làm bằng sắt lưới chắc chắn để sử dụng được lâu dài.
- Không nên nhốt gà trong chuồng bội quá lâu vì không gian sinh hoạt hạn chế, dễ khiến gà bị cuồng chân, giảm sức bền.
Mô hình chuồng bội nhốt gà chọi là đơn giản dễ làm nhất nhưng không phù hợp để nuôi nhốt lâu dài với số lượng lớn.
Mô hình chuồng gà chọi mini
Mô hình chuồng gà chọi mini khá phổ biến ở nước ngoài, phù hợp với những anh em nuôi số lượng ít chỉ từ 1 – 2 con. Vật liệu, thiết kế và cách xây chuồng gà đơn giản này rất đa dạng tùy theo sức sáng tạo của anh em. Tuy nhiên khi làm mẫu chuồng này anh em cần chú ý:
- Thiết kế đầy đủ 2 phần: phần lợp chắc chắn tránh mưa tạt, nắng gắt và phần hở quây để đảm bảo không gian thông thoáng trong suốt cả ngày.
- Có thể tận dụng các vật liệu xây chuồng ở nhà như sắt thừa, gỗ, tre nứa, thùng nước, thanh thép,… nhưng cần xây dựng chắc chắn, vừa giúp gà chọi luyện tập bay nhảy thoải mái vừa tránh trộm cắp hoặc thú hoang ăn thịt.
- Không gian chuồng phải đủ rộng cho gà chạy nhảy, vận động, dưới nền lót trấu hoặc cát để bảo vệ bàn chân của gà.

Mô hình chuồng gà chọi đẹp 2 tầng
Nếu không nuôi quá nhiều gà chọi và diện tích nuôi nhốt không lớn thì mô hình chuồng gà chọi 2 tầng là phù hợp. Đặc biệt là các anh em nuôi gà chọi đá thường xây mô hình chuồng 2 tầng để cho gà có nhiều không gian luyện tập hàng ngày. Ngoài ra gà được ngủ ở vị trí cao, tránh xa mặt đất nên khỏe mạnh, ít bệnh tật hơn.
Xây chuồng gà chọi theo mô hình 2 tầng anh em cần chú ý những điều sau:
- Xây bằng vật liệu sắt hoặc gỗ chắc chắn đảm bảo không bị lay hỏng khi gà tập luyện cũng như bị tấn công bởi những thú hoang.
- Không gian mỗi chuồng nên rộng rãi, cao ráo để gà có thể đi lại, bay nhảy tự do, diện tích phù hợp là 1mx2m hoặc 1mx4m.
- Giữa các chuồng gà cần có vách ngăn kín tránh chúng mổ nhau.
- Tốt nhất nên nuôi mỗi con gà chọi trong một chuồng riêng để tránh chúng tấn công lẫn nhau, cũng đảm bảo không gian phát triển tốt nhất cho gà.
- Chuồng nuôi nên đặt ở nơi khô ráo, thoáng gió, hạn chế mưa hắt hoặc ẩm ướt khiến gà dễ mắc bệnh.
Xây chuồng gà chọi mô hình lớn
Với anh em chăn nuôi gà chọi số lượng lớn thì cần đầu tư xây chuồng rộng theo mô hình dãy chuồng thay vì những mô hình trên. Cụ thể mô hình chuồng gà chọi lớn xây dựng như sau:
- Xây chuồng gồm 2 dãy song song, các dãy gồm nhiều chuồng gà riêng biệt có vách ngăn.
- Lối đi có kích thước vừa đủ ở giữa để tiện chăm sóc, cung cấp thức ăn cho các chuồng gà,
- Có thể xây 1 hoặc hai tầng, mỗi tầng cách nhau tầm 50cm để tăng diện tích nuôi nhốt gà chọi.
- Phần mái sử dụng mái lưới nếu xây chuồng trong nhà hoặc mái tôn, mái xi măng nếu xây chuồng ngoài trời.
- Nền chuồng đất hoặc bê tông được rải trấu, cát để gà hoạt động chạy nhảy.
- Có hệ thống thoát nước phía sau dãy chuồng tiện cho việc vệ sinh.

Với mô hình này có thể nuôi nhốt từ vài chục đến hàng trăm con gà chọi cùng lúc. Tuy nhiên anh em nên phân chia các khu vực nuôi nhốt riêng theo từng thời kỳ phát triển để tiện chăm sóc và dinh dưỡng.
Những lưu ý khi xây chuồng gà chọi cần biết
Xây chuồng gà chọi phải đáp ứng được các yêu cầu về sự cứng cáp, chắc chắn, thoáng mát vào mùa hè, ẩm áp vào mùa đông, tạo không gian thoải mái nhất cho gà sinh hoạt và phát triển khỏe mạnh. Muốn vậy anh em cần lưu ý những điều sau đây:
- Đảm bảo vị trí chuồng gà cách mặt đất ít nhất 70cm để tránh các loại động vật khác gây nguy hiểm như rắn, cáo,… hoặc bị ẩm ướt khi trời mưa rét.
- Nếu xây chuồng gà theo mô hình lớn, chăn nuôi nhiều phải có hệ thống xông hơi và chắn gió đầy đủ, tạo không gian thoáng mát vào mùa hè, ấm áp vào mùa đông.
- Xây chuồng gà chọi ở vị trí đầy đủ ánh sáng, tốt nhất có ánh nắng chiếu trực tiếp vào buổi sáng vừa giữ vệ sinh, ngăn ngừa ẩm mốc và dịch bệnh vừa giúp gà khỏe mạnh phát triển tốt hơn.
- Mái chuồng gà nên xây cao ráo, hơi nghiêng, có phần nhô ra ngoài để che chắn mưa gió hiệu quả.
- Diện tích chuồng gà chọi nên rộng hơn gà nuôi thả thông thường vì chúng cần nhiều không gian hoạt động, chạy nhảy.
- Nên đặt chuồng gà ở cạnh bãi chăn thả, luyện tập bằng đất để thuận tiện cho việc nuôi nhốt, hạn chế chân gà bị tổn thương do tiếp xúc với nền sắt và bê tông quá lâu.
- Đặt các chuồng nuôi nhốt gà chọi cách xa nhau ít nhất 2 – 3 thước, tránh chúng tấn công.
Như vậy Trại gà chọi đã hướng dẫn anh em chi tiết cách làm chuồng gà chọi đơn giản, đẹp, đúng kỹ thuật. Chúc anh em có những lứa gà khỏe mạnh năng suất cao và tham khảo thêm nhiều kiến thức chăn nuôi hữu ích khác tại traigachoi.net nhé.